Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
NHỮNG PHẨM CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vai trò sức mạnh của đạo đức được Hồ Chí Minh nhìn nhận trên các bình diện:

Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: "Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa", người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vai trò sức mạnh của đạo đức được Hồ Chí Minh nhìn nhận trên các bình diện:

1. Trung với nước, hiếu với dân

          Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân làm chủ đất nước, trung với nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, "bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "bao nhiêu lợi ích đều vì dân"... Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước vừa là lãnh đạo, vừa là "đày tớ trung thành của nhân dân".

          Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, mỗi cán bộ đảng viên phải "tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân", phải "tận trung với nước, tận hiếu với dân". Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu dõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước.

          Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.

          2. Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình

          Yêu thương con người trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.

          Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình, chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ. Yêu thương con người phải biết dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người.

          3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

          Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là mối quan hệ "với tự mình". Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Chí công vô tư là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải trọng lợi ích của cách mạng hơn tính mệnh của mình. Phải hy sinh lợi ích của mình cho Đảng; việc của cá nhân và lợi ích của cá nhân để lại sau. Theo Bác, chí công vô tư là đạo đức cao nhất.

          Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Bởi vậy, Hồ Chí Minh coi đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người "giữ cán cân công lý", không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.

          Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

          4. Tinh thần quốc tế trong sáng

  Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vị toàn nhân loại, vì Người là "người Việt Nam nhất", đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam mang tầm vóc nhân loài, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.

          Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thể hiện trong các điểm sau: Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản thế giới vì một mục tiêu chung, "bốn phương vô sản đều là anh em". Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc...

          * Nguyên tắc xây dựng đạo đức

          Hồ Chí Minh nêu lên ba nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình làm tấm gương để giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện.

          1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

          Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên... là rất quan trọng. Người yêu cầu, cha mẹ làm gương cho các con, anh chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán bộ, nhân viên... Đảng viên phải làm gương trước quần chúng. Người nói: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên chán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước".

          2. Xây đi đôi với chống

          Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa,trái với những yêu cầu của đạo đức mới, chống "chủ nghĩa cá nhân". Xây đi đôi với chống là muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống chủ nghĩa cá nhân.

        Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể hóa. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội. Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và tự giác thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.

          Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động cuộc thi đua "ba xây, ba chống", viết sách "Người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.

          3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

          Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Người dạy: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".

         Tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện hằng ngày có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự mình lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.

                                                     Theo: Những nội dung cơ bản của tư tưởng,
                                                  đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Ban TG TW

 

  

 

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang