Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức phát biểu thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)Ngày 21/6, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức tham gia ý kiến góp ý liên quan đến phân loại đất, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Ngày 21/6, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức tham gia ý kiến góp ý liên quan đến phân loại đất, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phát biểu thảo luận về phân loại đất quy định tại Điều 10, đại biểu Bế Minh Đức cho rằng Luật Đất đai năm 2013 phân loại nhóm đất nông nghiệp gồm có 8 loại, song không có mục riêng về đất chăn nuôi, mà chỉ có đất xây dựng chuồng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác… Có thể nói rằng, việc bổ sung “đất chăn nuôi tập trung” vào dự thảo luật là phù hợp với thực tiễn hiện nay, vì trong hoạt động chăn nuôi đất không chỉ cần để xây dựng chuồng trại mà còn để xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến và các công trình phụ trợ khác…, nếu không được luật hóa đối với loại đất này vô hình chung đã coi nhẹ đất dành cho chăn nuôi trong quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương, dẫn đến giảm vai trò của một ngành kinh tế rất quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, tại điểm d, khoản 1, Điều 10 dự thảo luật không ghi là đất chăn nuôi tập trung, mà chỉ cần ghi là đất chăn nuôi (bỏ cụm từ tập trung), vì trong thực tế còn có đất chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Do đó, quy định chung là đất chăn nuôi sẽ có nội hàm bao quát hơn, phù hợp với thực tế hơn.

anh tin bai

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức phát biểu thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại khoản 2, Điều 90 về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước dự thảo luật này quy định: “Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi”. Đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay chưa có hướng dẫn việc bồi thường về đất bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nghiên cứu trong dự thảo nghị định kèm theo trình kỳ họp cũng chưa đề cập nội dung này, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể về vấn đề này trong dự thảo luật hoặc bổ sung vào dự thảo nghị định để khi luật được ban hành có thể áp dụng được ngay.

Mặt khác, cũng tại khoản 2, Điều 90 quy định về giá đất bồi thường: “nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư”.Theo khoản 7, Điều 158 dự thảo luật, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về định giá đất cụ thể, tuy nhiên, nghiên cứu dự thảo nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng chưa thể hiện được rõ về giá đất cụ thể. Do đó, Ban soạn thảo cần bổ sung điều khoản giải thích rõ về giá đất cụ thể.

Về sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (tại Điều 127), thấy rằng việc Nhà nước có chính sách khuyến khích cơ chế tự thỏa thuận là phù hợp, điều đó đem lại lợi ích và nâng cao quyền của người sử dụng đất. Người sử dụng đất có thể nhận lại giá trị cao hơn so với trường hợp thuộc Nhà nước thu hồi đất, tránh được việc đầu cơ đất đai, đầu tư tràn lan không hiệu quả và loại bỏ được các nhà đầu tư không đủ năng lực.

Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, đại biểu đề nghị nghiên cứu trường hợp phía nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thỏa thuận nếu có hộ gia đình, cá nhân có đất không nhất trí thỏa thuận; nội dung này hiện nay chưa có cơ chế xử lý đối với trường hợp nhà đầu tư không thỏa thuận được 100% diện tích thực hiện dự án. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu thực hiện dự án thì diện tích còn lại không thỏa thuận được sẽ xử lý như thế nào? Nếu không thực hiện dự án nữa thì phần diện tích đất nông nghiệp nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân sẽ xử lý ra sao? Nếu xảy ra tình huống này có thể dẫn đến gây lãng phí tiền của của nhà đầu tư, mất cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung, do vậy cơ quan soạn thảo nghiên cứu, làm rõ thêm vấn đề này.

Đồng thời, Ban soạn thảo nghiên cứu trong xây dựng luật nội dung nào đã rõ thì cần quy định cụ thể ngay tại các điều luật, hạn chế việc dẫn chiếu từ điều này sang điều kia và giao Chính phủ quy định chi tiết. Nghiên cứu Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có độ dài (số trang) gần bằng dự thảo luật sẽ gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện và áp dụng luật trong thực tiễn.

Nguồn: baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang