Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kết quả kiểm tra công tác Mặt trận tại huyện Hòa An từ tháng 1/2022 đến tháng 5 năm 2023

Thực hiện Kế hoạch số 325/KH-MTTQ-BTT về kiểm tra công tác Mặt trận năm 2023, Ngày 19/6/2023, Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Thẩm Văn Phán, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra công tác Mặt trận tại huyện Hòa An, tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo văn phòng, các Ban chuyên môn Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Tại buổi kiểm tra Đoàn công tác đã thăm hỏi, tặng quà kiểm tra việc hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết tại đối với 02 hộ dân trên địa bàn xã Hồng Việt, huyện Hòa An; kiểm tra kết quả công tác đối với Ban Thường Trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hồng Việt.

anh tin bai

Đoàn kiểm tra làm việc với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Hòa An.

Công tác Mặt trận luôn nhận được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền, các tổ chức thành viên tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các tổ chức thành viên tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt được một số kết quả như:

Về xây dựng quy chế, quy định thực hiện nhiệm vụ; triển khai văn bản, hướng dẫn của MTTQ trên: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã xây dựng quy chế phối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; phồi hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp triển khai các hoạt động giám sát; ban hành các quy chế hoạt động, quy chế làm việc của cơ quan; ban hành văn bản hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc việt Nam cấp xã triển khai các nhiệm vụ đột xuất theo hướng dẫn của cấp trên...

Về t chức sinh hoạt Ban công tác Mặt trận Khu dân cư: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã triển khai hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc việt Nam cấp xã chỉ đạo, định hướng Ban Công tác Mặt trận Khu dân cư duy trì tốt các kỳ sinh hoạt hàng tháng. Nội  dung sinh hoạt chủ yếu như: Học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng và triển khai nội dung chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên, thông tin thời sự, tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền: Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ động tham gia tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, tham gia xây dựng chính quyền, phản ánh ý kiến nhân dân với cấp ủy, chính quyền xem xét giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tích cực góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền cơ sở; triển khai lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật thực hiện dân chủ cơ sở và văn bản triển khai luật...; công tác tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; xây dựng quy chế, thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan; tham gia tiếp công dân theo lịch tiếp dân của HĐND, UBND huyện…

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ban hành văn bản phục vụ công tác tuyên truyền, tập trung tuyên truyền các nội dung liên quan trực tiến đến quyền, nghĩa vụ của người dân: Luật giao thông, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải cơ sở, tham gia hoà giải ở cơ sở phối hợp đánh giá, công nhận, xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...

Về công tác giám sát, phản biện xã hội: Hàng năm Thường trực MTTQ xây dựng kế hoạch hướng dẫn tổ chức, hoạt động phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong hoạt động giám sát ở địa phương tổng số Ban TTND được thành lập là 15 ban với 120 thành viên. Ban GSĐTCCĐ được thành lập khi các các công trình, dự án được thực hiện, trong kỳ kiểm tra trên địa bàn huyện đã thành lập được 53 Ban GSĐTCCĐ với 318 thành viên.

Về Kết quả vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”: Năm 2022 Ủy ban MTTQ huyện đã vận động 7.955.058.171 đồng; đến ngày 31/5/2023 vận động được 3.038.567.257 đồng.

Khó khăn, hạn chế

Thứ nhất, việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách, các văn bản triển khai nhiệm vụ ở cấp xã chưa khoa học, chưa đảm bảo quản lý lâu dài.

Thứ hai, việc thực hiện một số cuộc vận động và các phong trào thi đua có nơi chưa thường xuyên, công tác phản biện xã hội hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, Việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vai trò giám sát, tham gia góp ý kiến của nhân dân ở nhiều nơi còn hạn chế và thiếu chủ động, chưa huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhiều hoạt động chưa rõ nét, chưa đồng đều như: Chưa xây dựng, triển khai kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; công tác giám sát chủ yếu theo hình thức phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa chủ trì được nội dung giám sát; Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động còn hình thức, sau các cuộc giám sát không có ý kiến, kiến nghị, chưa quan tâm phản ánh ý kiến của nhân dân; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng không được hỗ trợ kinh phí.

Thứ tư, tổ chức sinh hoạt Ban công tác Mặt trận Khu dân cư từng bước được đổi mới, tuy nhiên nội dung chưa phong phú; việc nắm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên, dư luận nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền còn lúng túng.

Nguyên nhân

Sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức thành viên ở một số nơi chưa thường xuyên, cá biệt có việc còn có tình trạng đùn đẩy, phó thác cho Mặt trận Tổ quốc; Mặt trận Tổ quốc còn lúng túng, chưa chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Khối lượng công việc nhiều, việc lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm công tác, xây dựng kế hoạch công tác năm, tháng chưa bám sát nhiệm vụ của địa phương, định hướng của cấp trên để chủ động thực hiện.

Một số ít cán bộ làm chuyên trách công tác Mặt trận còn hạn chế về năng lực chưa nắm bắt được hết nghiệp vụ công tác Mặt trận, chưa chủ động tham mưu đề xuất dẫn đến còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Trưởng Ban công tác Mặt trận còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên thời gian dành cho công tác Mặt trận chưa nhiều, mặt khác phụ cấp thấp chưa đáp ứng với nhiệm vụ của cán bộ cơ sở.

Kinh phí hàng năm được cấp không đủ thực hiện nhiệm vụ công tác thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc, nhất là ở cấp xã, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Kết luận cuộc kiểm tra, đồng chí trưởng đoàn đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện tiếp thu ý kiến thảo luận của thành viên đoàn kiển tra, có biện pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế đã được trao đổi, thảo luận; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Mặt trận Tổ quốc các xã, trị trấn; đồng thời chủ động hơn trong tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Mặt trận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Hoàng Quang Chuẩn, Phó trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang