Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Hằng năm, Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh ký kết chương trình phối hợp giám sát. Trong quá trình triển khai, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Thực tiễn công tác giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực, được cấp ủy Đảng, nhân dân đánh giá cao; góp phần vào việc phát hiện những điểm chưa tốt, còn hạn chế để kiến nghị khắc phục. 

Bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát, từ năm 2018 - 2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện 624 cuộc giám sát về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách trên địa bàn tỉnh. Bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tiến hành giám sát 34 cuộc, Mặt trận cấp huyện, Thành phố giám sát 216 cuộc, Mặt trận cấp xã giám sát 230 cuộc.

anh tin bai

Đoàn giám sát Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm việc với huyện Bảo Lạc.

Thông qua tổ chức và hoạt động của 199 Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện 551 cuộc giám sát; các ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện 1.150 cuộc giám sát đối với các nội dung. Trên cơ sở quy chế phối hợp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp tham gia trên 1.300 đoàn giám sát với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021; việc thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của HĐND tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021; việc quản lý, sử dụng đất đai công sở, tài sản công sở các đơn vị hành chính sau sáp nhập; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ở một số doanh nghiệp; giám sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm tại địa phương; giám sát việc huy động các nguồn lực trong nhân dân tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; công tác quản lý nhà nước tại địa phương; việc thực hiện các nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.

Chủ tịch UBND xã Mã Ba (Hà Quảng) Hoàng Văn Cương cho biết: Mã Ba có 7 xóm/477 hộ/2.204 nhân khẩu, hộ nghèo chiếm 62,2%, hộ cận nghèo chiếm 13,2%. Thời gian qua, các chính sách về bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, đầu tư hạ tầng cơ sở, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn,… được UBND xã tập trung thực hiện đạt kết quả. Tuy nhiên, công tác phối hợp tuyên truyền chưa chặt chẽ. Việc triển khai thực hiện Đề án sinh kế thoát nghèo bền vững đạt kết quả chưa cao. Sau khi đoàn công tác của MTTQ cùng các tổ chức thành viên đến giám sát, dựa trên những đề xuất, kiến nghị của đoàn công tác, xã xây dựng kế hoạch khắc phục những khó khăn, vướng mắc gặp phải, từ đó có cách làm hiệu quả trong thực hiện các chính sách trên địa bàn. 

Cùng với hoạt động giám sát, công tác phản biện xã hội được MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh phối hợp tổ chức thực hiện tốt. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì tổ chức 4 hội nghị phản biện về các dự thảo: Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí thẩm định trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hóa xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết HĐND tỉnh về “Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn và khu vực đông dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng trong khu vực không được phép chăn nuôi” trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tham gia góp ý và phản biện 110 văn bản, cấp xã tham gia góp ý kiến 141 văn bản về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, các đề án, nghị quyết của cấp ủy, HĐND, UBND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; dự toán thu, chi ngân sách, phân bố ngân sách của địa phương; các nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân...    

Nông Hậu

Nguồn: baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang