Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương, của Tỉnh ủy, sự đồng hành và giám sát hiệu quả của HĐND tỉnh; với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt. Nhờ đó, tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh được duy trì ổn định, tăng trưởng và đạt những kết quả quan trọng, tạo đà để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

anh tin bai

Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh 6 tháng ước tăng 3,29%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh đã thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp chủ động thích ứng với bối cảnh thiên tai, rét đậm và hạn hán kéo dài; phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi, theo đó sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 2,29%. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện hiệu quả, có 12,2% tổng số xã trên toàn tỉnh đạt 19 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 10,19 tiêu chí/xã. 

Thương mại, dịch vụ, du lịch đạt mức tăng cao: tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 56,3% kkế hoạch (KH), tăng 32,8%so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hành khách tăng 34,45% về số lượt xe và tăng 144,55% về lượt hành khách so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 331,544 triệu USD, đạt 52% KH. Tổng lượt khách du lịch đến Cao Bằng đạt 71,7% KH, tăng 127%; tổng thu du lịch ước đạt 71,3% KH, tăng 280% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác quản lý quy hoạch, KH, xây dựng được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tỉnh theo ý kiến của Hội đồng thẩm định Trung ương; thực hiện một cách chủ động, kỹ lưỡng, sáng tạo những vấn đề cốt yếu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, trọng tâm là chuẩn bị thủ tục triển khai dự án Cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và tổ chức các hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến, thông 3 cấp từ tỉnh đến xã để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai các dự án đô thị, hạ tầng, giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. 

Công tác quản lý, điều hành ngân sách và các tổ chức tín dụng được thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 962,5 tỷ đồng, bằng 41% dự toán Trung ương giao, bằng 34% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 38% so với cùng kỳ năm 2022. Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt tiết kiệm chi ngân sách; chủ động phương án huy động nguồn lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cho cứu trợ thiên tai, bão lũ; chi diễn tập phòng thủ và một số nhiệm vụ cấp thiết khác.Tổng chi ngân sách địa phương trên 3.250 tỷ đồng, so với dự toán Trung ương giao đạt 25,1%; so với dự toán HĐND giao đạt 24,5%; so với cùng kỳ năm trước bằng 116,1%. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công được 1.034,8 tỷ đồng, bằng 23,18% tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã giao và nguồn vốn đầu tư công kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023; trong đó giải ngân KH vốn năm 2023: 597,807 tỷ đồng, bằng 20,92% KH, tăng 1,12% so với cùng kỳ năm 2022. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nguồn vốn tín dụng tăng trưởng 6,6%; tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,08% trong tổng dư nợ. Cơ cấu nguồn vốn ổn định, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các nhiệm vụ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và kinh tế tư nhân tiếp tục phát huy hiệu quả. 6 tháng đầu năm, thành lập mới 60 doanh nghiệp, đạt 35,5% KH, bằng 64% so với cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký 576 tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 20%; số doanh nghiệp thông báo giải thể tự nguyện giảm12%. Thành lập mới 8 hợp tác xã, bằng 53,3% KH.

Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế; chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình, gương người tốt việc tốt được phát huy và nhân rộng. Các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng được tuyên truyền sâu rộng và tổ chức ý nghĩa, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Công tác phân tuyến kỹ thuật và khám chữa bệnh cho nhân dân tại các tuyến được thực hiện hiệu quả. 6 tháng đầu năm, khám, chữa bệnh cho 402.588 lượt người, đạt 57,9% KH, tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước. Giáo dục đào tạo đạt được kết quả tích cực, triển khai nhiều giải pháp cấp bách, tạm thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, bảo đảm việc dạy và học đúng chương trình đề ra. Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân được đẩy mạnh, qua đó tăng cường sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; số lao động được hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đạt 250,6% KH. Công tác nội vụ, tư pháp, thanh tra được chú trọng chỉ đạo thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh. Cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh. Tỉnh đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, xây dựng phần mềm quản lý, kết nối chia sẻ, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng quy định.

Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được giữ vững. Công tác chuẩn bị và tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ huyện, xã năm 2023 được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH trong 6 tháng đầu năm còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, trong đó có những vấn đề cần giải quyết trong trung và dài hạn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ quan là căn bản, nguyên nhân khách quan tạo nhiều sức ép, cụ thể:

Tăng trưởng GRDP đạt thấp hơn 3,06% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn 0,43% so với bình quân chung của cả nước do tình hình thế giới, trong nước và trong tỉnh phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn, trong khi hậu quả của dịch Covid-19 để lại hết sức nặng nề; phần lớn doanh nghiệp, người dân sau thời gian dài chống chịu với khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 gây ra, năng lực tài chính của doanh nghiệp đã suy giảm (thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 vốn đầu tư của dân cư và tư nhân giảm 36,94% so với cùng kỳ năm trước), nay lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố mới (như: lãi suất ngân hàng cao, chi phí đầu vào sản xuất tăng do giá nhiều loại nguyên vật liệu tăng, năng lượng thiếu hụt...) nên càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, điều kiện khắc nghiệt, biến đổi nhanh của thời tiết đã ảnh hưởng nặng lề đến đời sống và sản xuất của nhân dân (từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh  xảy ra 5 đợt thiên tai làm 1 người chết, 1 người bị thương, hư hỏng gần 1.200 ngôi nhà và nhiều công trình công cộng, thiệt hại khoảng 558 ha diện tích sản xuất nông nghiệp; mặt khác, thời tiết khô hạn khiến diện tích nhiều loại cây trồng giảm so với cùng kỳ năm trước và có trên 9.000 ha các loại cây đã gieo trồng bị suy giảm khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng đến năng suất. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 3,22% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành sản xuất và phân phối điện giảm 39,97; số sản lượng điện giảm 77,82%,... 

Thu ngân sách đạt thấp so với dự toán được giao (đạt 34%) và giảm 62% so với cùng kỳ năm trước do thực hiện nhiều chính sách giãn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí; thị trường bất động sản trầm lắng nên các khoản thu từ đất và tài sản trên đất gặp khó khăn...

Một số dự án đầu tư công và dự án đầu tư ngoài ngân sách còn chậm, trong đó có một số chương trình mục tiêu quốc gia; công tác giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc. Một số dự án lớn của tỉnh chưa hoàn thiện thủ tục nên chưa đủ điều kiện phân bổ vốn. Công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án khởi công mới thiếu chủ động, nhiều dự án còn vướng mắc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trong khi theo quy định của Luật Lâm nghiệp, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thời gian thực hiện kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Năng lực tham mưu, tư vấn và tổ chức thực hiện các dự án của một số chủ đầu tư, đơn vị tư vấn hạn chế, tâm lý ngại giải ngân nhiều lần nên việc hoàn thiện thủ tục giải ngân chủ yếu thực hiện vào thời điểm cuối năm… Kết quả giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 mặc dù cao hơn 1,12% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng thấp hơn 9,57 điểm phần trăm so với tỷ lệ trung bình của cả nước.

Kết quả thực hiện các giải pháp cải thiện và nâng cao các chỉ số về: cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh mặc dù được cải thiện về điểm số nhưng mức độ cải thiện thấp hơn so với các tỉnh, thành phố trong nước; việc thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân song một trong những nguyên nhân chủ quan đang được chỉ đạo khắc phục đồng bộ, đó là: Nguồn nhân lực của tỉnh vừa thiếu về số lượng, vừa không đồng đều về chất lượng. Một số lãnh đạo các cấp, các ngành và công chức, viên chức chưa tích cực, chủ động giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tình trạng thiếu hụt giáo viên vẫn xảy ra cục bộ tại một số địa bàn; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở một số huyện còn gặp nhiều khó khăn. Do nguồn thí sinh dự tuyển đầu vào đủ điều kiện theo quy định của Trung ương còn thiếu, nguồn lực đầu tư trong và ngoài ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo còn hạn chế. An ninh trật tự, an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là các hoạt động về buôn lậu, buôn bán hàng cấm, vi phạm Luật Lâm nghiệp...

Dự báo 6 tháng cuối năm, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, kinh tế nước ta nói chung và tỉnh nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong tỉnh, một số điểm nghẽn, nút thắt phục vụ phát triển KT - XH như: hạ tầng, nguồn nhân lực, năng lực ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ,... chưa được khắc phục triệt để; năng lực sản xuất, chất lượng tăng trưởng, tính tự chủ và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế chưa cao...

anh tin bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bích Ngọc và đoàn công tác kiểm tra thực tế địa điểm đấu giá quyền sử dụng đất và đấu giá đất, tài sản trên đất tại thị trấn Nước Hai (Hòa An). Ảnh: Vũ Tiệp.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, trên cơ sở kết quả phát triển KT - XH tỉnh 6 tháng đầu năm và dự báo các yếu tố tác động đến việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT - XH địa phương, UBND tỉnh xác định, tiếp tục phát huy tính chủ động, quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kết luận của Trung ương; của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh; chuẩn bị tốt việc xây dựng kế hoạch KT - XH, đầu tư công và dự toán ngân sách năm 2024; phấn đấu hoàn thành 17/17 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT - XH năm 2023, trên cơ sở thực hiện thống nhất, xuyên suốt các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm trên từng lĩnh vực, trong đó trọng tâm là:

Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển KT - XH, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình trọng tâm, nội dung đột phá của Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nghị quyết của tỉnh. 

Khôi phục và thúc đẩy phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, trọng tâm là các trụ cột tăng trưởng kinh tế (gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm). Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao tổng sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và thực hiện có hiệu quả nội dung đột phá về nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến giai đoạn 2022 - 2025. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch, giao thông, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và khắc phục những điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng, sự thiếu đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương,... Quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp sở, ngành và huyện, Thành phố. Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT - XH tỉnh. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng thu và kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi ngân sách.

Quan tâm phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp và tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 

Thực hiện tốt công tác nội vụ, thanh tra, tư pháp. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, không đùn đẩy, thoái thác, né tránh trách nhiệm được các cấp ủy, chính quyền địa phương giao. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn: baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang