Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Một số kết quả công tác giám sát đầu tư của cộng đồng năm 2023

Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư.

Triển khai Luật đầu tư công, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (Ban GSĐTCCĐ) như: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quán triệt, tập huấn triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của … MTTQ Việt Nam về tổ chức, hoạt động của Ban GSĐTCCĐ; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đối với cấp xã, huyện; lựa chọn địa bàn mô hình để chỉ đạo điểm để hướng dẫn, kèm cặp rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở, đạt được một số kết cụ thể:

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực Ban GSĐTCCĐ: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 11 hội nghị tập huấn cho trên 600 lượt cán bộ công chức Mặt trận Tổ quốc, thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Trong đó tổ chức 08 Hội nghị xây dựng mô hình điểm ở khu dân cư cho trên 500 đại biểu tham dự tại các huyện Nguyên Bình, Trùng Khánh, Hà Quảng; lồng ghép với các lớp bồi dưỡng cán bộ MTTQ Việt Nam tổ chức 03 lớp với gần 200 đại biểu tham dự tại các huyện Quảng Hòa, Hạ Lang, Hà Quảng.

Kết quả công tác kiểm tra, hướng dẫn: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thành lập đoàn kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ giám sát đầu tư của cộng đồng tại 10/10 huyện, thành phố và một số đơn vị cấp xã trên địa bàn, công tác kiểm tra được thực hiện lồng ghép với kiểm tra công tác Mặt trận 2023, kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, kiểm tra chuyên đề tại các huyện Hòa An, Hạ Lang, Bảo Lâm.

Kết quả thành lập Ban GSĐTCCĐ: Trong năm Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh thành lập 333 Ban GSĐTCCĐ đối với các công trình, dự án với trên 1824 thành viên, trong đó Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo điểm, thành lập 08 Ban GSĐTCCĐ/08 công trình, dự án, với tổng số 42 thành viên tại các xã: Hoa Thám, Thể Dục huyện Nguyên Bình; Thanh Long, Nội Thôn huyện Hà Quảng; Quang Vinh, Tri Phương huyện Trùng Khánh đối với các công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

anh tin bai

Cử tri xóm xóm Bản Nùng xã Thể Dục huyện Nguyên Bình bầu Ban GSĐTCCĐ Công trình Nhà văn hóa xóm Bản Nùng.

Kết quả giám sát: Trong năm, Ban GSĐTCCĐ, Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát đối với 486 công trình, dự án, tập trung giám sát các nội dung thuộc phạm vi, thẩm quyền giám sát như: Kiểm tra sự phù hợp Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch liên quan khác; kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã; theo dõi, kiểm tra chủ đầu tư chấp hành các quy định về chỉ giới đất; sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết; phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư; phát hiện việc làm xâm hại đến lợi ích cộng đồng; tác động tiêu cực của dự án đến môi trường; phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của dự ánQua giám sát các công trình không phát hiện vi phạm, sau giám sát không có văn bản kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

anh tin bai

Ban GSĐTCCĐ Công trình đường Lũng Nặm Dưới – Rằng Kheo xã Tri Phương huyện Trùng Khánh giám sát trực tiếp tại công trình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai giám sát đầu tư cộng đồng vẫn còn những khó khăn, hạn chế như:

Trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm được đầu tư nhiều công trình, dự án, số Ban GSĐTCCĐ được thành lập đối với từng công trình, dự án còn hạn chế so với các công trình, dự án được thực hiện, với số lượng lớn công trình được triển khai nên ở cơ sở gặp nhiều khó khăn trong việc thành lập, nhất là quy trình họp nhân dân để bầu ở khu dân cư; Ban GSĐTCCĐ được thành lập còn nhiều lúng túng trong lựa chọn nội dung giám sát, qua giám sát không có nhiều ý kiến kiến nghị, phản ánh, đề xuất để nâng cao hiệu quả đầu tư công ở cơ sở; Mặt trận Tổ quốc xã trực tiếp chỉ đạo hoạt công tác giám sát đầu tư cộng đồng chưa quan tâm tập hợp, phản ánh kịp thời ý kiến kiến nghị của nhân dân liên quan đến nội dung giám sát với cơ quan có thẩm quyền.

Nguyên nhân:

Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở chưa chủ động tham mưu cho cấp ủy lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao, việc tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân giám sát đối với các công trình, dự án chưa nghiêm túc, đầy đủ; Sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giám sát chưa được thường xuyên; Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm, không đầy đủ, nên thành lập, hoạt động Ban GSĐTCCĐ chưa kịp thời so với tiến độ thực hiện dự án; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã không được cấp kinh phí cho công tác chỉ đạo, hoạt động Ban GSĐTCCĐ, vì vậy MTTQ ở cơ sở gặp nhiều khó khăn trong triển khai, tiến hành hoạt động giám sát; Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng được quy định bởi nhiều văn bản liên quan như: Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở... và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đa số thành viên Ban giám sát được bầu từ các xóm, tổ dân phố trình độ chuyên môn, kinh nghiệm còn hạn chế, giám sát chủ yếu bằng kinh nghiệm, hiệu quả giám sát chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả giám sát đầu tư của cộng đồng trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung, giải pháp như:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Mặt trận Tổ quốc thực hiện nhiệm vụ giám sát, nhất là cấp xã Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Uỷ ban MTTQ cấp xã chủ động tham mưu cho cấp Ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để Ban GSĐTCCĐ hoạt động, tham mưu đề xuất đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở xã.

Hai là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là đối với cán bộ cơ sở; giám sát đầu tư của cộng đồng là một trong những hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc cấp xã bên cạnh chương trình, nội dung tập huấn, cán bộ Mặt trận Tổ quốc phát huy vai trò, chủ động nghiên cứu, trang bị kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Ba là, các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện đầy đủ, nghiêm túc vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, cụ thể: Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí địa điểm làm việc để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng phù hợp với điều kiện của địa phương. Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã xây dựng dự toán kinh phí giám sát đầu tư cộng đồng để Hội đồng nhân dân xã cân đối đảm bảo kinh phí cho công tác giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định. Chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại hiện trường theo quy định.

Bốn là, tiếp tục kiến nghị, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thực hiện công tác giám sát đầu tư cộng đồng, trước mắt hoàn thiện hướng dẫn về tổ chức và hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng theo Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn mới ban hành, có hiệu lực./.

 Hoàng Quang Chuẩn, Phó trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang