Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

iếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 9/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi). Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, Tổ trưởng điều hành phiên thảo luận tổ gồm ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận, đồng chí Trần Hồng Minh khẳng định: Luật Tổ chức TAND được Quốc hội thông qua năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng để hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TAND thời gian qua. Tuy nhiên, sau 8 năm thi hành, luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Một số quy định chưa đáp ứng các vấn đề phát sinh từ thực tiễn cũng như yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, trách nhiệm ngày càng nặng nề hơn của ngành tòa án trong tình hình mới khi số lượng vụ việc phải giải quyết ngày càng tăng với tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp… Dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) mang nhiều kỳ vọng rất lớn, thể hiện mong muốn thay đổi nhiều hơn, cơ bản và toàn diện hơn về tổ chức, hoạt động của hệ thống tòa án. Đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về phạm vi điều chỉnh; TAND sơ thẩm chuyên biệt; cơ cấu tổ chức của TAND tối cao; tổ chức lại bộ máy giúp việc của TAND cấp cao; việc đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử; quy định không tiến hành thanh tra, điều tra đối với hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc đang trong quá trình tố tụng.

Tham gia thảo luận, các ĐBQH đoàn Cao Bằng thống nhất việc sửa đổi Luật Tổ chức TAND là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của TAND; xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến về những nội dung: Nội hàm về quyền tư pháp, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, việc hình thành thiết chế Hội đồng Tư pháp quốc gia; về nhiệm kỳ của thẩm phán, về hoàn thiện tổ chức, bộ máy của tòa án... Đề nghị việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt phải lập đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; có biện pháp phù hợp về công tác tổ chức cán bộ đối với thẩm phán TAND tối cao, thẩm phán vi phạm pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, đề nghị không thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia, giữ nguyên quy định và bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia; không quy định hội đồng xét xử có nhiệm vụ khởi tố vụ án tại phiên tòa; việc quy định nhiệm kỳ của thẩm phán 5 năm là phù hợp, bổ sung thẩm quyền xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật. Rà soát các quy định liên quan đến tiền lương, phụ cấp đảm bảo đồng nhất với chính sách cải cách tiền lương mới của Chính phủ…

Nguồn: baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang