Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Lễ cấp sắc của người Sán Chỉ ở Bảo Lạc

Dân tộc Sán Chỉ hiện còn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc, trong đó, nghi lễ cấp sắc cho người con trai đến tuổi trưởng thành là nghi lễ không thể thiếu đối với người đàn ông Sán Chỉ.

Theo thầy tào Hoàng Văn Lập, xóm Khuổi Tặc, xã Hưng Đạo (Bảo Lạc), lễ cấp sắc là nghi lễ có từ lâu đời dành cho người con trai Sán Chỉ mới lớn với mục đích công nhận sự trưởng thành, có tên âm khi về với ông bà tổ tiên. Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được các thầy truyền cho những điều cần thiết để trở thành một người đàn ông có đầy đủ đức, trí, dũng thực thụ, đảm đương những công việc của gia đình và dòng tộc. Sau này nếu học tập và đạt được trình độ nhất định, được mọi người tín nhiệm có thể hành nghề thầy cúng, tham gia vào công việc của cộng đồng.

Lễ cấp sắc được tổ chức ở quy mô nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình của người thụ lễ, độ tuổi để làm lễ cấp sắc cho người con trai Sán Chỉ thường từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian tiến hành lễ cấp sắc, các thầy, gia chủ và những người tham dự sẽ phải kiêng kỵ một số điều kiện nhất định như: phải ăn chay, không được sát sinh, không ăn mỡ động vật. Riêng người được cấp sắc phải cách ly ở riêng trên gác một mình, khi nào thầy mo, thầy tào cho ăn mới được ăn, cho xuống làm lễ mới được xuống.

Chọn được ngày lành tháng tốt, gia đình anh Hoàng Văn Cao, xóm Nà Chào, xã Hưng Đạo (Bảo Lạc) mời thầy cúng và anh em họ hàng về làm lễ trưởng thành cho con trai. Lễ cấp sắc diễn ra trong 3 ngày, tham gia làm lễ có 5 thầy, gồm cả thầy mo và thầy tào.

Những bức tranh thờ cổ của gia đình anh Hoàng Văn Cao được treo trong lễ cấp sắc.
Những bức tranh thờ cổ của gia đình anh Hoàng Văn Cao được treo trong lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc được tiến hành liên tục cả ngày và đêm, qua nhiều nghi thức lớn nhỏ khác nhau như: Lễ dựng đàn Ngũ Đài, Đàn thờ trong nhà, lễ cúng Đàn Thìn Đành, lễ lên thăm Thiên Đình, lễ xin Thánh lấy pháp lực, lễ Giáng Sinh, dâng lễ vật cho tổ sư, lễ khao làng...

 Mở đầu lễ cấp sắc, tiếng thanh la và tiếng trống nổi lên. Các thầy múa những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, mô phỏng cuộc hội ngộ giữa mặt trời và mặt trăng. Sau khi làm xong các nghi thức trong nhà, các thầy cầm hương trình lên đàn lễ xin cho người thụ lễ ra ngoài đàn Ngũ Đài để thực hiện lễ Giáng Sinh.
 Mở đầu lễ cấp sắc, tiếng thanh la và tiếng trống nổi lên. Các thầy múa những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng, mô phỏng cuộc hội ngộ giữa mặt trời và mặt trăng. Sau khi làm xong các nghi thức trong nhà, các thầy cầm hương trình lên đàn lễ xin cho người thụ lễ ra ngoài đàn Ngũ Đài để thực hiện lễ Giáng Sinh.
Đàn Ngũ Đài được dựng ngoài trời, làm bằng gỗ, cao khoảng hai mét. Ngũ Đài tượng trưng cho lưng con rồng, người thụ lễ ngồi trên Ngũ Đài nghĩa là ngồi trên lưng rồng để giáng sinh xuống trần gian.
Đàn Ngũ Đài được dựng ngoài trời, làm bằng gỗ, cao khoảng hai mét. Ngũ Đài tượng trưng cho lưng con rồng, người thụ lễ ngồi trên Ngũ Đài nghĩa là ngồi trên lưng rồng để giáng sinh xuống trần gian.
Lễ Giáng Sinh tái hiện quá trình một đứa trẻ được đầu thai, chăm sóc, lớn lên và trưởng thành. Người được thụ lễ đan các ngón tay vào nhau, chụm chân lại, từ trên Ngũ Đài thả mình rơi xuống chiếc võng được đan bằng dây rừng có trải tấm chăn lên đó. Người thụ lễ rơi xuống võng liền được gói kín, tấm chăn và lưới bao bọc xung quanh như bào thai.
Lễ Giáng Sinh tái hiện quá trình một đứa trẻ được đầu thai, chăm sóc, lớn lên và trưởng thành. Người được thụ lễ đan các ngón tay vào nhau, chụm chân lại, từ trên Ngũ Đài thả mình rơi xuống chiếc võng đan bằng dây rừng có trải tấm chăn lên đó. Người thụ lễ rơi xuống võng liền được gói kín, tấm chăn và lưới bao bọc xung quanh như bào thai.
Sau khi làm phép, thầy mở chăn, đồng thời cầm dấu đóng vào lưng hai bàn tay còn đan kết của người thụ lễ rồi gỡ mười ngón tay đan vào nhau ra.
Sau khi làm phép, thầy mở chăn, đồng thời cầm dấu đóng vào lưng hai bàn tay còn đan kết của người thụ lễ rồi gỡ mười ngón tay đan vào nhau ra.
Người thụ lễ được ngồi dậy, sau khi tẩy uế, mỗi thầy cầm một bát cơm lần lượt bón cho người thụ lễ ăn. Điều này tượng trưng cho việc trẻ sinh ra được các thầy chăm sóc, lớn lên và trưởng thành.
Người thụ lễ được ngồi dậy, sau khi tẩy uế, mỗi thầy cầm một bát cơm lần lượt bón cho người thụ lễ ăn. Điều này tượng trưng cho việc trẻ sinh ra được các thầy chăm sóc, lớn lên và trưởng thành.
Người thụ lễ sau khi giáng sinh được đưa về nhà để làm các nghi lễ khác như: Đội mũ áo, lễ cấp quyền, lễ giao âm binh, lễ hướng dẫn người thụ lễ hành nghề, dâng lễ vật cho tổ sư, tạ ơn tổ tiên...
Người thụ lễ sau khi giáng sinh được đưa về nhà để làm các nghi lễ khác như: Đội mũ áo, lễ cấp quyền, lễ giao âm binh, lễ hướng dẫn người thụ lễ hành nghề, dâng lễ vật cho tổ sư, tạ ơn tổ tiên...
Trong nghi lễ cấp quyền, khi người thụ lễ đã trưởng thành có chức sắc, các thầy bắt đầu đọc cho người thụ lễ mười điều nguyện, mười lời thề và mười điều cấm như: không được sống gian lận, tham tài, tham sắc, trọng giàu, khinh nghèo, không được chửi mắng bố mẹ... Tất cả đều hướng cho người được cấp sắc sống đẹp, sống có ích cho xã hội.
Trong nghi lễ cấp quyền, khi người thụ lễ đã trưởng thành có chức sắc, các thầy bắt đầu đọc cho người thụ lễ mười điều nguyện, mười lời thề và mười điều cấm như: không được sống gian lận, tham tài, tham sắc, trọng giàu, khinh nghèo, không được chửi mắng bố mẹ... Tất cả đều hướng cho người được cấp sắc sống đẹp, sống có ích cho xã hội.
Kết thúc lễ cấp sắc là màn múa mặt nạ gỗ truyền thống của nhân vật “cadoong” và lễ khao làng của gia chủ chúc mừng chàng trai đã được cấp ấn, công nhận là người trưởng thành.
Kết thúc lễ cấp sắc là màn múa mặt nạ gỗ truyền thống của nhân vật “cadoong” và lễ khao làng của gia chủ chúc mừng chàng trai đã được cấp ấn, công nhận là người trưởng thành.
Lễ cấp sắc thể hiện tính đoàn kết cộng đồng của người Sán Chỉ một cách rõ nét. Người dân trong xóm chứng kiến thời khắc người con trai Sán Chỉ được công nhận là người trưởng thành. Trong những ngày làm lễ, anh em họ hàng và người dân trong xóm cùng giúp gia chủ chuẩn bị món ăn trình thần linh, dựng Ngũ Đài và tham gia tiệc khao làng cùng gia chủ khi nghi lễ kết thúc.
Lễ cấp sắc thể hiện tính đoàn kết cộng đồng của người Sán Chỉ một cách rõ nét. Người dân trong xóm chứng kiến thời khắc người con trai Sán Chỉ được công nhận là người trưởng thành. Trong những ngày làm lễ, anh em họ hàng và người dân trong xóm cùng giúp gia chủ chuẩn bị món ăn trình thần linh, dựng Ngũ Đài và tham gia tiệc khao làng cùng gia chủ khi nghi lễ kết thúc.

Lễ cấp sắc mang nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua các điệu múa trong các nghi lễ, các bài văn khấn, những họa tiết mang tính thẩm mỹ cao trên trang phục, những hình cắt giấy, bộ tranh thờ của người Sán Chỉ...

Lễ cấp sắc chứa đựng nhiều quan niệm giáo dục to lớn, triết lý về nhân sinh quan nhằm hướng con cháu tới chân thiện mỹ, đây là một nét độc đáo riêng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Sán Chỉ cần được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong kho tàng văn hóa các dân tộc.

Nguồn: baocaobang.vn
  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang