Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Sáng
16/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp
ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
.jpg)
Toàn cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý.
Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ,
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, các tổ chức
thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật, Hội
đồng tư vấn về Kinh tế - xã hội, Dân tộc -Tôn giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Dương Thủy
Tiên – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị đã nhấn mạnh:
Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XIII đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền
địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội
quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào MTTQ Việt Nam. Do đó
việc sửa Hiến pháp lần này là rất cần thiết để tạo cơ sở Hiến định cho việc thực
hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy; xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước
trong tình hình mới.
Việc lấy tổ chức ý kiến Nhân dân thông qua hệ thống MTTQ và các tổ chức
thành viên là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, khách
quan trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện trách
nhiệm chính trị của các tầng lớp Nhân dân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Bà Dương Thuỷ Tiên - Phó chủ tịch MTTQ VN tỉnh phát biểu khai mạc tại Hội nghị.
Dự thảo Nghị
quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm 08 nội dung sửa đổi, bổ sung: (1) Sửa đổi, bổ
sung Điều 9 liên quan đến quyền, trách nhiệm, tổ chức hoạt động của MTTQ
Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên khác của Mặt
trận; (2) Sửa đổi, bổ sung Điều 10 liên quan đến quyền, trách nhiệm, tổ
chức hoạt động của Công đoàn Việt Nam; (3) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 84 liên quan đến quyền trình dự án luật, dự án
pháp lệnh của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam; (4) Sửa đổi, bổ sung Điều 110
liên quan đến các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; việc xác định các loại đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập,
giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; (5) Sửa đổi, bổ sung Điều 111
liên quan đến việc tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính nông
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (6) Sửa đổi, bổ sung Điều
112 liên quan đến việc xác định
nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương; (7) Sửa đổi, bổ sung Điều 114 liên
quan đến vị trí, vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân; (8) Nội dung sửa đổi, bổ
sung Điều 115 liên quan đến quyền chất vấn; quyền kiến nghị
của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tại Hội nghị, đã có 10 lượt phát biểu tham luận, thảo luận với 18 nội dung góp ý của đại biểu, đa số bày tỏ sự
nhất trí, đồng thuận cao với chủ trương sửa đổi Hiến pháp, nhấn mạnh tính cấp
thiết của việc hoàn thiện nền tảng pháp lý cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu tinh gọn
bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong giai
đoạn hiện nay; đồng thời tập trung làm rõ tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật; tính cấp thiết của 08 nội dung trọng tâm sửa đổi,
bổ sung trong Dự thảo Nghị quyết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong
bối cảnh mới; sự phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước và đời sống xã hội; tác
động chính trị, pháp lý, xã hội khi các quy định được sửa đổi, bổ sung đi vào
thực tiễn thi hành.
![]()
![]()
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị.
Phát biểu
kết luận Hội nghị, đồng chí Dương Thủy Tiên – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị đánh
giá cao các ý kiến góp ý thể hiện rõ về trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết và mang
tính chất xây dựng cao của các đại biểu dự Hội nghị, qua đó tiếp tục khẳng định
vai trò (chủ thể viết vào đủ cơ quan nào, cá nhân nào….. )là cầu nối giữa Đảng,
Nhà nước với Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh giao bộ phận tham mưu tiếp thu, tổng hợp đầy đủ các để xây dựng Báo
cáo tổng hợp ý kiến góp ý của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tỉnh Cao
Bằng gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo theo quy định. Dự thảo Nghị quyết sửa đổi,
bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 dự kiến được Quốc hội khóa XV xem
xét biểu quyết thông qua trước ngày 30/6 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2025.
Đinh Hương Ly - Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng