Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH CAO BẰNG

BAN THƯỜNG TRỰC

 


Số: 1555/MTTQ-BTT

V/v triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 


Cao Bằng, ngày 09 tháng 8 năm 2022

 

                             Kính gửi: - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố;

                                               - Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh,

 

Ngày 01/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng trong hệ thống Mặt trận, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thành phố và các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ- TTg (Văn bản được đãng tải trên mục Văn bản hướng dẫn, Trang Thông tin điện tử Ủy ban Mặt trận Tố quốc Việt Nam tỉnh, tại địa chỉ ubmattran@caobang.gov.vn), trong đó tập trung vào một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo tuyên truyền nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng:

-     Phối hợp tố chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng internet và mạng xã hội.

-     Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội, gia đình, nhà trường trong thực hiện lồng ghép chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng với các chương trình hành động vì trẻ em, các chương trình bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em.

-     Vận động, khuyến khích gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.

     2. Cập nhật, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trên "Trang cộng đồng" (Fanpage) các huyện, thành phố và các tổ chức thành viên về các thông tin hoạt động truyền thông về “Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng cho trẻ em” theo các tài liệu dưới đây (nguồn từ Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chủ trì Chương trình):

-      Tài liệu hướng dẫn kỹ năng “Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng cho trẻ em” được đăng tải trên website VN-COP: https://vn-cop.vn/tai-lieu/phong-chong- bat-nat-tren-moi-truong-mang-cho-tre-em.html.

-      Tài liệu về “Truyện tranh về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; bắt nạt trên môi trường mạng” được đăng tải trên website CN-COP: https://vn-cop.vn/tai- lieu/truven-tranh-ve-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-bat-nat-tren-moi-truong- mang.html.

     3. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố, các tổ chức thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp phản biện, góp ý xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật, tổ chức các chương trình giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thành phố và các tổ chức thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Ban Tuyên giáo TW MTTQ VN;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Ban TT UBMTTQ VN tỉnh;

- Các phòng, BCM UB MTTQ VN tỉnh;

- Lưu: VT, Ban TC - TG, (Hồng).

TM. BAN THƯỜNG TRỰC

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Thẩm Văn Phán

 

 

Phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng cho trẻ em

 

Bắt nạt trên môi trường mạng trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong thanh thiếu niên, khi lĩnh vực kỹ thuật số đã mở rộng và công nghệ đã phát triển. Tuyên bố về Xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN định nghĩa bắt nạt là hành vi lặp lại và dai dẳng với chủ đích làm tổn thương hoặc gây đau khổ cho một cá nhân, có thể về thể chất, lời nói, quan hệ, xảy ra trực tiếp hoặc trực tuyến với ý định thù địch và  liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực có thể quan sát hoặc nhận thấy. 

Ảnh minh họa

Kẻ bắt nạt trên mạng sẽ dùng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như thư điện tử, mạng xã hội, nhóm chát.. để uy hiếp tinh thần nạn nhân hàng ngày. Hoặc chia sẻ những tin đồn không đúng về nạn nhân, để nạn nhân trở thành một con “quái thú” trong suy nghĩ của mọi người, thâm chí cô lập nạn nhân khỏi tất cả các nhóm hay cộng đồng trực tuyến mà nạn nhân tham gia. Điều khó khăn đó là nạn nhân khó có thể xác nhận được ai là thủ phạm của việc bắt nạt trên mạng. 

Ảnh minh họa

Để chấm dứt hành vi này, cần có sự tham gia của 

– Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em

– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em 

– Giáo viên, 

– Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng  

– Tổ chức, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng  

– Các bên liên quan khác…

Ảnh minh họa

Cũng đồng nhất với tuyên bố ASEAN, tại Việt Nam cũng đã có Quyết định số 830/QĐ-TTG của thủ tướng về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025, trong đó quy định: 

Ảnh minh họa

Điều này có nghĩa rằng: bắt nạt trên mạng có thể là một hành vi phạm pháp. 

Nạn nhân cần làm gì khi bị bắt nạt trên môi trường mạng?

Thay vì phải đối mặt một mình với việc bắt nạt trên mạng, nạn nhân có thể nhờ tới sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường, và pháp luật. 

Ảnh minh họa

– Trên hầu hết  các nền tảng điện tử đều có nút báo cáo. Chúng ta có thể dùng chức năng này để báo cáo về các vấn đề bắt nạt trên mạng

– Bố mẹ lúc này chính là chỗ dựa và là những nhà điều tra xuất sắc để giúp nạn nhân tìm ra được manh mối

– Thầy cô giáo và nhà trường cũng chắc chắn có thể giúp tìm ra thủ phạm và phương án giải quyết.

– Và đừng quên luôn có Tổng đài Điện thoại QUỐC GIA bảo vệ trẻ em 111 có thể lắng nghe và hỗ trợ 24/24 khi bố mẹ hay thầy cô giáo chưa hỗ trợ được ngay. 

Ảnh minh họa

Suy cho cùng, cái gì cũng có cách giải quyết của nó! Và việc vượt qua bắt nạt trực tuyến cũng như một kỹ năng sinh tồn mà chúng ta phải học…học nữa…học mãi.

Hãy cùng theo dõi câu chuyện của một nhân vật tên Khoa (14 tuổi) – là một nạn nhân của bắt nạt trên môi trường mạng. Khoa có một vết sẹo rất dài trên mặt do đỡ cho một em gái khỏi bị xe đâm. Nhưng chính vết sẹo đó đã khiến Khoa là trung tâm của sự bắt nạt, đặc biệt là bắt nạt trên mạng. Câu chuyện Khoa sẽ góp phần giúp những ai đang bị bắt nạt trở nên mạnh mẽ và thông thái hơn, những ai chứng kiến bắt nạt cũng hay lên tiếng và giúp đỡ bạn của mình, và những ai đang bắt nạt hay tỉnh ngộ.

BẮT NẠT TRÊN MẠNG – HÃY DỪNG NGAY!

Theo tongdai111.vn

 


  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang