Thực
hiện Kế hoạch số 67/KH-MTTW-BTT, ngày 08/5/2025 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ
Việt Nam tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về
dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chiều ngày 20/5/2025, Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Cao Bằng tổ chức Hội nghị lấy ý
kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Tham
dự Hội nghị có 42 đại biểu:
đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận
Thành ủy; Ủy ban nhân dân Thành phố; các
chuyên gia về lĩnh vực pháp luật; đại
diện Lãnh đạo các tổ chức thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; Thường trực
Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường; đại
diện Ban Chủ nhiệm Ban tư vấn về Xây dựng Đảng, Dân chủ - Pháp luật, Dân tộc -
Tôn giáo, Kinh tế - Xã hội thành phố Cao Bằng; phóng viên Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh, Trung tâm Văn hóa và Truyền thông Thành phố.
Các đại biểu tham dự Hội nghị góp
ý kiến.
Đại biểu Mã
Văn Quân - nguyên Chánh Tòa hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh.

Đại biểu Dương Thị Minh
Hiền, Bí thư, Tổ trưởng Tổ 1, phường Tân Giang.
Tại khoản 2 Điều 9 quy định về việc hiệp thương dân chủ, phối hợp và
thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị thay
cụm từ “chủ trì” bằng cụm từ “lãnh đạo”.
Tại khoản 3 Điều 9: đề nghị bổ sung thêm cụm từ hoạt động theo Hiến pháp và
pháp luật: “...
Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức
thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”.
Tại khoản 3 Điều 110 quy định về việc xác định các loại đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập,
giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đề
nghị giữ nguyên quy định "Phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo
trình tự thủ tục do luật định" để đảm bảo
tính công khai, minh bạch, dân chủ hơn.
Tại khoản 2, Điều 115 có 02 luồng ý kiến:
Ý kiến thứ nhất là đề nghị giữ nguyên quy định "Đại biểu HĐND có quyền chất vấn chủ tịch
ủy ban nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND. Lí do Tòa án nhân dân và viện kiểm sát
nhân dân là những cơ quan tư pháp, cần được giám sát thông qua chất vấn, có chất
vấn thì mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cấp huyện chấm dứt
hoạt động thì vẫn còn cấp tỉnh
và khu vực;
Ý kiến thứ 2 nhất
trí với dự thảo về bỏ quyền chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân.
Mã Thị Lý, Phó Chủ tịch Ủy
ban MTTQ Việt Nam thành phố Cao Bằng