Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức phát biểu thảo luận tại hội trường về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển giao thông đường bộ

Trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung nghị quyết của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Thảo luận tại hội trường, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức cho rằng, việc ban hành và thực hiện Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm cấp vùng, liên vùng.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức phát biểu thảo luận tại hội trường về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển giao thông đường bộ.

Từ thực tiễn địa phương, đại biểu cho rằng trong thời gian qua, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, Cao Bằng vẫn là tỉnh khó khăn nhất cả nước, tồn tại nhiều điểm nghẽn cản trở sự phát triển, nhất là vấn đề kết cấu hạ tầng giao thông. Đặt trong xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới, Cao Bằng đang đứng trước những cơ hội rất lớn để phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, vì vậy, tỉnh cần những giải pháp, động lực mạnh mẽ từ bên trong và bên ngoài để bứt phá, phát triển. Trong đó, việc triển khai sớm tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) là giải pháp tối ưu để giải quyết các điểm nghẽn và tạo đà phát triển bền vững cho tỉnh.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1212/QĐ-TTg từ năm 2020; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông - vận tải tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg năm 2022 và được điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 20/QĐ-TTg năm 2023. Đây là dự án kết nối có tính liên vùng, là đường vận tải quốc tế Á - Âu kết nối từ Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) qua Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Long Bang đi Trùng Khánh (Trung Quốc) và sang các nước châu Âu. Đây là tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh khu vực biên giới vùng Đông Bắc nói chung. Hiện nay, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 15/9/2023 và đang triển khai các bước, theo kế hoạch của tỉnh, dự kiến tổ chức khởi công dự án vào ngày 22/12/2023.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các bước để lựa chọn nhà đầu tư, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã và đang gặp không ít khó khăn vì dự án có tổng mức đầu tư lớn, vừa có yếu tố an ninh - quốc phòng, vừa là dự án có nhu cầu vận tải giai đoạn đầu chưa cao, rất khó bảo đảm hiệu quả tài chính, chưa hấp dẫn nhà đầu tư, tổ chức tín dụng. Hiện nay, tình hình bất động sản đóng băng, các nhà đầu tư chiến lược lúc đầu cam kết tham gia góp vốn dự án, nay không tham gia. Tỷ lệ huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này ngày càng thắt chặt nên khó khăn về huy động tín dụng trong nước. Trước những khó khăn trên, tỉnh và nhà đầu tư làm việc với ngân hàng sau khi khảo sát, đánh giá dự án nhưng ngân hàng cam kết chỉ cho vay tối đa không quá 3.000 tỷ đồng.

Đại biểu nhấn mạnh: Việc huy động nguồn lực đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Điều 69 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư khống chế tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án PPP cho dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh là rất khó khăn, nên cần có sự tham gia vốn Nhà nước nhiều hơn để đảm bảo tính khả thi khi kêu gọi nhà đầu tư theo phương thức PPP. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh không được điều chỉnh, cơ cấu tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP sẽ rất khó thành công, có thể dẫn đến phải chuyển đổi hình thức đầu tư công - tư sang đầu tư công 100%, gây lãng phí 5.000 tỷ đồng ngân sách Nhà nước do không huy động được nguồn lực nhà đầu tư (hoặc nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước), kéo dài thời gian thực hiện dự án, sử dụng nguồn lực đã được bố trí không hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của tỉnh. Đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào danh mục các dự án thí điểm chính sách về tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án PPP tại phụ lục số 1. Đối với phần vốn còn thiếu của dự án cao tốc theo các văn bản đã báo cáo, Quốc hội và Chính phủ xem xét, bố trí thêm cho tỉnh Cao Bằng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương theo cơ chế, chính sách số 01 của dự thảo nghị quyết.

Nguồn: baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang