Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Mặt trận Tổ quốc có chức năng giám sát và phản biện xã hội

Chiều 9-6, 85,25% số đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Theo đó, Luật mới đã quy định rõ hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc theo quy định của Hiến pháp 2013.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).

Chiều 9-6, 85,25% số đại biểu Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Theo đó, Luật mới đã quy định rõ hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc theo quy định của Hiến pháp 2013.

Theo điều 1 của Luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam được quy định tại chương 5 và chương 6 của Luật. Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, một số ý kiến đề nghị xem lại tính chất giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là “mang tính nhân dân”, vì Nhân dân là chủ thể quyền lực. Đề nghị làm rõ đặc thù trong giám sát của Mặt trận và sự khác nhau với giám sát của cơ quan dân cử, với cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy ý kiến đại biểu Quốc hội là xác đáng. Tiếp thu ý kiến này, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng xác định tính chất giám sát, phản biện xã hội của MTTQ là “mang tính xã hội đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân” (khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 32). Đây chính là đặc thù trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ để phân biệt với hoạt động giám sát, phản biện của cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.

Có ý kiến cho rằng, đối tượng, nội dung giám sát được thể hiện trong dự thảo Luật là rất rộng, không khả thi, nhất là đối với các tổ chức Mặt trận ở cơ sở. Giám sát của Mặt trận cần phải được giới hạn trong những lĩnh vực, phạm vi nào thì mới có hiệu quả.

Theo ông Phan Trung Lý, kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định trách nhiệm của MTTQVN là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, giám sát và phản biện xã hội. Trong những năm qua, các cấp Mặt trận từ trung ương đến cơ sở đã và đang thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật MTTQ Việt Nam. Do đó, đối tượng, phạm vi giám sát như quy định tại Điều 26 của dự thảo Luật là phù hợp. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định như trong dự thảo Luật.

Có ý kiến cho rằng, khoản 1 Điều 28 quy định MTTQ Việt Nam có quyền và trách nhiệm "phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan" là chưa rõ về trách nhiệm, chưa tạo thế chủ động cho MTTQ, do đó đề nghị bỏ cụm từ này để tăng cường tính chủ động cho MTTQ trong hoạt động giám sát và phù hợp với Quyết định số 217 của Bộ Chính trị.

Theo ông Phan Trung Lý, một trong những nguyên tắc trong hoạt động giám sát của Mặt trận là “xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát”. Do đó, việc MTTQ phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan là cách thức tổ chức thực hiện giám sát, không làm ảnh hưởng đến sự độc lập, chủ động của Mặt trận. Do đó, đề nghị Quốc hội giữ quy định này như trong dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị quy định rõ trong Luật dự thảo văn bản, dự án, đề án, chương trình nào cần phản biện xã hội của Mặt trận; có ý kiến đề nghị quy định phản biện xã hội của Mặt trận là một quy trình bắt buộc trước khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các dự án, chương trình.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng các dự thảo văn bản, dự án, chương trình do các cơ quan nhà nước các cấp xây dựng và ban hành là rất lớn, trong đó MTTQ chỉ có thể thực hiện phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản, dự án, chương trình có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ. Vì vậy, việc phản biện xã hội của MTTQ thực hiện theo chương trình, kế hoạch do MTTQ thông qua hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý và trả lời sau phản biện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật đã quy định trách nhiệm của MTTQ trong hoạt động phản biện xã hội cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản là phải trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận; trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Đây là những biện pháp cần thiết để bảo đảm tính khả thi cho hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận.

Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) gồm tám chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Luật MTTQ Việt Nam số 14/1999/QH10 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Theo Báo Nhân Dân

 

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang