Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đẩy mạnh quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử

Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quản lý, bảo tồn các di vật, bảo vật, di sản văn hóa, lịch sử không chỉ nhằm giữ gìn sản phẩm vật chất mà còn góp phần làm cho di sản văn hóa, lịch sử phát huy giá trị trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, lưu truyền truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa cho thế hệ sau. Trong công tác giáo dục, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử đó, Bảo tàng tỉnh có vai trò rất quan trọng.

anh tin bai
Các hiện vật được sưu tầm, bảo tồn và trưng bày tại Nhà trưng bày Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) nhằm phát huy giá trị văn hóa trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống.

Với bề dày lịch sử văn hóa và thành phần đa sắc tộc, kho tàng di sản văn hóa của Cao Bằng vô cùng phong phú, đa dạng. Trong quá trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, Bảo tàng tỉnh lập danh mục và tư liệu hóa trên 2.000 di sản. Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu có hiệu quả cho ngành, tỉnh về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, lễ hội dân gian truyền thống... 

Chỉ tính năm 2022 và quý I/2023, Bảo tàng tỉnh xây dựng kịch bản nâng cao Lễ hội miếu Long Vương, xã Đoài Dương (Trùng Khánh); lập kế hoạch khảo sát hát sli, lượn trong các lễ hội huyện Trùng Khánh; xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể “chữ Nôm Tày” đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xây dựng kế hoạch kiểm kê di tích các huyện trên địa bàn tỉnh. Sưu tầm 112/25 hiện vật, đạt 448% kế hoạch. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 429/KH-UBND ngày 3/3/2023 về triển khai thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” năm 2023. Xây dựng kế hoạch sưu tầm hiện vật bổ sung kho cơ sở năm 2023, kiểm kê di tích các huyện trên địa bàn tỉnh năm 2023; dập văn bia tại xã Nguyễn Huệ (Hòa An). Hoàn thiện 5 lý lịch di tích: Di tích các điểm liên quan đến nhà Mạc trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố); di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành xe - máy quân đội, xã Bạch Đằng (Hòa An); di tích hang Ngườm Gảng và di tích đền Nùng Trí Cao xã Ngọc Đào (Hà Quảng); di tích đền thờ Pú Luông quân, Bế Triều, Thị trấn Nước Hai (Hòa An). Trong đó, hoàn thiện hồ sơ di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành xe - máy quân đội xã Bạch Đằng (Hòa An) trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia; hoàn thiện ngân hàng tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.

Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Ngô Thị Cẩm Châu, với sự nỗ lực của Bảo tàng tỉnh, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc và đạt hiệu quả nhất định, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử địa phương; quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng phát triển và con người Cao Bằng đến với du khách trong và ngoài nước; tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. Trong công tác bảo tồn di sản văn hóa còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Bản thân các cộng đồng thực hành di sản văn hóa chưa hiểu hết ý nghĩa, mục đích của việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản quản lý, các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh phí dành cho lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế...

anh tin bai
Nhiều di sản văn hóa của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh cần được bảo tồn, phát huy bằng việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng là chủ thể của di sản.

Để tiếp tục làm tốt và nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cộng đồng là chủ thể của di sản. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi các văn bản quản lý, các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các sai phạm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kiểm kê, xây dựng hồ sơ khoa học cho các di sản, làm căn cứ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác bảo tồn và phát huy di sản. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, năng lực tốt về quản lý di sản văn hóa. Phân bổ hợp lý và quản lý tốt các nguồn lực đầu tư trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Nguồn: Baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang