Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Công tác vận động đoàn kết tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp

(Mặt trận) - Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, với chính sách nhất quán tôn trọng, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết đề xuất một số giải pháp phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của đồng bào theo đạo, kiên quyết đấu tranh chống mọi sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

anh tin bai
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đến thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 – Dương lịch 2023 tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: "Lương - giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định thắng lợi". Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc, cần thực hiện được đoàn kết lương - giáo. Đảng, Nhà nước luôn xác định động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là đại đoàn kết toàn dân. Muốn thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, giai cấp, tầng lớp... phải thống nhất được “điểm tương đồng” làm cơ sở cho việc tăng cường đoàn kết.

Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo, bao gồm các tôn giáo lớn trên thế giới như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Baha’i… Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo, thuộc 16 tôn giáo với 26.109.033 tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, với 55.870 chức sắc, 145.561 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự… Đây là những con số minh chứng sinh động khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Đảng, Nhà nước đảm bảo.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Tôn giáo với bản chất và chức năng của mình có khả năng nhất định trong việc tạo ra sự liên kết xã hội chặt chẽ, củng cố, tăng cường tính cộng đồng. Sự cố kết, gắn bó của các tín đồ theo cùng một đạo là một trong những đặc trưng nổi bật của tôn giáo.

Do đó, hệ thống chính trị các cấp cần phát huy các mặt tích cực của các tôn giáo phù hợp với đường hướng hành đạo của từng tôn giáo, vận động các tôn giáo tham gia tích cực thực hiện công tác xã hội, từ thiện… Tuy nhiên, hệ thống chính trị các cấp cũng cần hết sức lưu ý, sự cố kết cộng đồng trong một tôn giáo của các tín đồ cũng dễ dẫn đến nguy cơ chia rẽ, cục bộ, có thể làm rạn nứt xã hội, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn giữa các tôn giáo, giữa người theo đạo với người không theo đạo, dễ bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại khối đoàn kết, làm suy yếu sức mạnh quốc gia.

Vì vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo phải tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân, không để xảy ra tình trạng sự cố kết cộng đồng trong một tôn giáo, nhưng lại dẫn đến sự biệt lập, ảnh hưởng xấu đến đoàn kết toàn dân tộc.

Những nội dung cần quan tâm trong công tác vận động đoàn kết tôn giáo

Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, với chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đến nay, Nhà nước ta đã công nhận 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo ở nước ta có trên 26 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng hơn 27% dân số, đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của dân tộc.

Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đa số là người lao động, có tinh thần yêu nước, sống gắn bó, đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo ở nước ta yên tâm làm việc đạo, có tinh thần dân tộc, hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo".

Trong những năm qua, đời sống tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa sang, xây dựng mới, nhiều cơ sở đào tạo của tôn giáo được mở rộng, nâng cấp và hàng năm đào tạo, bồi dưỡng hàng chục ngàn tu sĩ; nhiều nhà tu hành được đi du học ở nhiều nước trên thế giới.

Các hoạt động an sinh xã hội, xã hội hóa y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dạy nghề, từ thiện nhân đạo của các tôn giáo được đẩy mạnh, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc chăm lo cho người nghèo, người có công với nước, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, xây dựng Nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết; chăm sóc, giúp đỡ những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Hoạt động đối ngoại nhân dân tôn giáo của tổ chức và chức sắc các tôn giáo ngày càng được mở rộng với đồng đạo ở các nước trong khu vực và trên thế giới, hỗ trợ tích cực cho công tác đối ngoại của Đảng và hoạt động ngoại giao của Nhà nước.

Việc tổ chức thành công các sinh hoạt tôn giáo lớn mang tầm khu vực và quốc tế, càng khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo của Nhân dân, đồng thời mở rộng đối ngoại nhân dân và góp phần nâng cao hình ảnh tốt đẹp và vị thế của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế.

Nhiều tổ chức và chức sắc tôn giáo đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong đấu tranh với những âm mưu chia rẽ tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, đấu tranh với các hành vi sai trái của một số cá nhân bảo thủ, lạc hậu và cố chấp trong tôn giáo. Qua đó, khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của tổ chức tôn giáo và uy tín, vị thế của đất nước, góp phần làm rõ chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong đó, có chủ trương, chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo, góp phần quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động, đoàn kết các tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt trách nhiệm của mình đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

Những vấn đề chính trong công tác vận động đoàn kết các tôn giáo hiện nay cần quan tâm bao gồm:

1) Nắm chắc tình hình tôn giáo, một số vấn đề mới trong đời sống tôn giáo và công tác tôn giáo hiện nay - những nội dung cần chú ý trong công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo;

2) Làm rõ những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới đặt ra và điểm mới cần lưu ý trong công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo;

3) Tuyên truyền vận động, đoàn kết, phát huy nguồn lực các tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công tác vận động, đoàn kết, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội: y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, dạy nghề, từ thiện nhân đạo;

4) Tạo điều kiện để các tôn giáo góp ý, tham gia xây dựng, phản biện xã hội, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo.

Một số vấn đề đặt ra trong công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo trong thời gian tới

Thứ nhất, công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Cần coi trọng việc tuyên truyền gắn với phát huy thế mạnh, mặt tích cực của các tôn giáo tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo. Tôn vinh, biểu dương, nhân rộng các kinh nghiệm, sáng kiến, gương người tốt việc tốt, tiêu biểu, điển hình trong các tập thể, cá nhân tôn giáo.

Thứ hai, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay rất cần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo có vị trí hết sức quan trọng. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc là phương thức tốt nhất, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Trong công tác vận động, đoàn kết tôn giáo cần luôn coi trọng việc phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo mọi điều kiện để chức sắc và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt phương châm "Tốt đời, đẹp đạo". Phát huy điểm tương đồng, giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo; làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội. Qua đó, Mặt trận phát huy vai trò chủ trì trong khối Mặt trận, đoàn thể, làm tốt công tác vận động, đoàn kết, thực sự là ngôi nhà chung tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp với các cơ quan nhà nước để triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về công tác tôn giáo.

Chủ động phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ phản biện xã hội đối với các dự thảo chủ trương, chính sách, pháp luật, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tích cực tham gia hoàn thiện và đồng bộ các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Tạo hành lang pháp lý hữu hiệu cho công tác quản lý, điều hành xã hội trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và trách nhiệm, quyền lợi của các tôn giáo trong xây dựng tổ chức và hoạt động; đặc biệt là phát huy nguồn lực của các tôn giáo, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, kiên quyết đấu tranh kịp thời, hiệu quả và ngăn chặn những âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng gây phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích để chức sắc, tín đồ và các tổ chức tôn giáo hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống xã hội và trước sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để tự mình nâng cao “sức đề kháng” với những âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo, thông qua những vấn đề về tôn giáo để gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo

Thứ nhất, thường xuyên tiếp xúc, tăng cường đối thoại, lắng nghe, tìm hiểu để nắm chắc tình hình, tập hợp đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo; đồng thời kịp thời thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật đến chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo.

Thứ hai, cần tiếp tục vận động các tôn giáo nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong đời sống xã hội, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, cũng như phát huy nguồn lực của các tôn giáo, như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định.

Thứ ba, thường xuyên chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các tôn giáo, phối hợp cùng các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong vùng đồng bào có đạo. Tăng cường tập hợp các tổ chức tôn giáo đã được công nhận có đủ điều kiện theo quy định tham gia làm thành viên của Mặt trận; tập hợp, thu hút các cá nhân tiêu biểu tôn giáo tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chấp hành các đoàn thể nhân dân và cơ quan dân cử.

Thứ tư, duy trì, đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong tôn giáo và các phong trào mang đặc điểm riêng của tôn giáo, tham gia các nội dung cụ thể: giảm nghèo, môi trường, an sinh xã hội, nếp sống văn hóa, an toàn giao thông, cảm hóa giúp người lầm lỗi.

Thứ năm, xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác tôn giáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tương xứng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách theo hướng chuyên sâu và ổn định; bố trí cán bộ Mặt trận tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng nhiệm vụ được giao. 

Theo mattran.org.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang