Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Cần điều chỉnh chính sách phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số

Từ ý kiến của cử tri dân tộc thiểu số (DTTS) vùng khó khăn, biên giới phản ánh, Đoàn giám sát HĐND tỉnh phát hiện những bất cập, chưa phù hợp về xác định lại xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn cơ sở.

Còn nhiều bất cập…

Qua kết quả khảo sát theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh còn 949 thôn, bản ĐBKK/126 xã ĐBKK, thuộc xã khu vực III, giảm 481 thôn, bản ĐBKK so với giai đoạn 2016 - 2020; 19 thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực II, giảm 149 thôn, bản ĐBKK so với giai đoạn 2016 - 2020; 28 thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực I, tăng 28 thôn so với giai đoạn 2016 - 2020. 

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn cho biết: Phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển là chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm xác định rõ khó khăn đặc thù, mức độ phát triển KT - XH của đơn vị hành chính cấp xã và thôn, bản, làng, buôn, sóc… Từ đó làm căn cứ để hoạch định, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển KT - XH, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho địa bàn vùng miền núi, DTTS.

 So với các lần phân định trước, phân định theo Quyết định số 33 có nhiều điểm mới, dẫn đến giảm số lượng xã, thôn vùng DTTS và miền núi; giảm số lượng xã, thôn ĐBKK nhằm đạt mục tiêu tăng đầu tư cho những địa bàn khó khăn, người nghèo hơn, phù hợp với thực tế ngân sách và tinh thần hỗ trợ cùng nhau phát triển; là điều kiện để nâng định mức, ưu tiên đầu tư cho những địa bàn ĐBKK có đồng bào DTTS sinh sống và phù hợp với điều kiện ngân sách Nhà nước. 

Phân định xã, thôn, xóm theo tiêu chí khu vực I, II, III theo trình độ phát triển là căn cứ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đối với tỉnh Cao Bằng có nhiều xã vùng III, II tuy đã được thụ hưởng các nguồn lực, chính sách đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội nhưng do xuất phát điểm kinh tế còn nhiều khó khăn chưa thể tự chủ động về ngân sách, đầu tư phát triển KT - XH để nâng cao đời sống cho người dân. Vì vậy, tháng 5/2023, giám sát HĐND tỉnh dành nhiều thời gian đi xã khó khăn nắm tình hình đời sống thực tiễn của đồng bào DTTS vùng ĐBKK, biên giới mới bị cắt chính sách thụ hưởng vùng III sang vùng I có những vấn đề gì bất cập, cử tri phản ánh bất cập, chưa phù hợp để đề xuất kiến nghị đến các cấp, ban, ngành Trung ương, địa phương.

Chúng tôi đến các xã: Lương Can (Hà Quảng), Ngọc Côn (Trùng Khánh), Thị Hoa (Hạ Lang)… được gặp cán bộ, lãnh đạo đại diện cử tri bày tỏ sự tin tưởng đối với HĐND tỉnh về những bất cập của xã, xóm trước đây phản ánh với đoàn giám sát HĐND tỉnh.

Cử tri Nông Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thị Hoa (Hạ Lang) cho biết: Tháng 5/2023, khi Đoàn giám sát HĐND tỉnh đến giám sát áp dụng triển khai Quyết định số 33 phân định xã thành 3 khu vực theo trình độ phát triển và thôn, bản ĐBKK, tôi đã phản ánh những bất cập chưa phù hợp với thực tiễn của xã. Tiêu chí tổng hợp tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo là quan trọng nhất nhưng luôn có sự biến động hằng năm, trong khi đó tính ổn định của bộ tiêu chí phân định xã, xóm theo vùng là 5 năm dẫn đến một số bất cập trong chính sách đầu tư và thụ hưởng chính sách xã hội của nhiều đối tượng liên quan. Thị Hoa là xã biên giới khó khăn vùng III, tháng 5/2020 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhưng đến tháng 11/2020 khi áp dụng Quyết định số 33, xã tụt hạng nhiều tiêu chí. Trong đó tiêu chí giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều là quan trọng nhất. Bởi giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đã nâng mức chuẩn nghèo lên nhưng điều kiện đời sống kinh tế của bà con trong xã chưa đạt theo mức tiêu chí mới chuẩn nghèo đa chiều. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 10% tăng lên gần 50% theo chuẩn nghèo đa chiều (211/416 hộ nghèo) vì thế xã khó có thoát nghèo theo tiêu chí mới vì điều kiện nội lực kinh tế xã còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng kinh tế suy giảm không hoạt động được giao thương biên giới sau đại dịch Covid-19. Xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vẫn còn nợ một số tiêu chí về đầu tư hạ tầng cơ sở nông thôn nhưng bị ra khỏi xã vùng III bị cắt hết nguồn lực hỗ trợ đầu tư Nhà nước. Do đó, hạ tầng cơ sở từ trụ sở, nhà văn hóa xóm, quy mô trường học, đường nội đồng hiện nay  chưa tiếp tục được đầu tư đồng bộ. Hiện xã chỉ đạt 13/19 tiêu chí, xuống hạng 7 tiêu chí chuẩn NTM.

Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn phát biểu tại buổi giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục xác định xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Thạch An.
Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn phát biểu tại buổi giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục xác định xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Thạch An.

Triển khai thực hiện Quyết định số  861/QĐ-TTg, tại điều 3 quy định “Các xã khu vực III, II đã đạt phê duyệt tại quyết định này nếu được công nhận đạt chuẩn NTM sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, II kể từ ngày quyết định có hiệu lực…”, toàn tỉnh có thêm 22 xã, thị trấn không thuộc vùng khó khăn, ĐBKK được xác định là khu vực I đã ảnh hưởng ngay đến đối tượng phạm vi đối tượng, địa bàn thụ hưởng chính sách. Việc cắt giảm ngay các chế độ, chính sách đối với các xã này, trong đó có chính sách an sinh xã hội, chính sách vay vốn cho xã, thôn ĐBKK, hỗ trợ sản xuất, chính sách bảo hiểm y tế đổi với người dân, người DTTS. Vì đời sống người dân các xã này còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Cử tri Hoàng Thị Phượng, Bí thư Chi bộ xóm Đông Cầu, xã Thị Hoa (Hạ Lang) cho biết: Bà con xóm Đông Cầu đời sống còn nhiều khó khăn, từ năm 2021 đến nay, khi bà con không được thụ hưởng các chế độ, chính sách vùng III, chế độ cho các cháu học sinh tiểu học, THCS, sinh viên, trẻ em dưới 3 tuổi, người cao tuổi 75 tuổi, đời sống bà con ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, các cháu nhỏ đang đi học khó có thể theo hết các bậc học vì đi học xa nhà, không đủ điều kiện đóng học phí, tiền nộp học bán trú, mua sách vở… Hộ nghèo, cận nghèo muốn làm ăn, thiếu vốn nhưng không còn xóm vùng III không được hưởng chính sách vay ưu đãi mà vay lãi suất cao nên không hộ nào dám vay vốn phát triển kinh tế. Vì thế câu chuyện xã về đích xây dựng NTM mới như Thị Hoa vẫn loay hoay chưa thể xóa hộ nghèo và tụt hạng nhiều tiêu chí. “Tại cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh tại xã Thị Hoa tháng 5/2023, tôi đã nêu kiến nghị mong các cấp, bộ, ngành xem xét, điều chỉnh lại” - Cử tri Hoàng Thị Phượng cho biết thêm. 

… Kiến nghị các cấp, bộ, ngành 

Để ý kiến cử tri vùng khó khăn, biên giới, đồng bào DTTS sớm được các cấp, bộ, ngành xem xét, điều chỉnh phù hợp, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Văn Sơn cho biết: Tháng 5/2023, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã gửi kết quả giám sát Quyết định số 33 với hơn 10 nội dung đề nghị lên Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương rà soát, đánh giá lại toàn bộ các hình thức phân định và việc sử dụng các kết quả phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, phân loại theo đơn vị hành chính và tổ chức dân cư theo tính chất, khó khăn đặc thù. Nghiên cứu tích hợp đồng nhất các bộ tiêu chí miền núi, vùng cao; tiêu chí xác định đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển thành một bộ tiêu chí chung, đảm bảo tính khoa học, theo hướng đơn giản, sát với thực tiễn dễ áp dụng với địa bàn, thôn, bản, xã, thuận lợi trong công tác rà soát, tổng hợp, thẩm định và phê duyệt. Việc phân định khu vực theo trình độ phát triển cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết theo định kỳ với tình hình phát triển KT - XH nhằm bổ sung hoặc đưa ra phân định (3 năm) để kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành Trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung tiêu chí xác định xã khu vực I tại khoản 2, Điều 4, Quyết định số 33 Chính phủ và Điều 3, Quyết định sô  816 phù hợp với đặc thù các địa phương. Tiếp tục rà soát, phân loại khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2021 - 2025. Cần có chính sách đối với hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ cận nghèo (nghèo thu nhập và nghèo đa chiều) đang cư trú tại khu vực I, II được thụ hưởng chính sách về văn hóa, giáo dục, y tế; xã đạt chuẩn NTM được kéo dài thêm 1 năm tiếp tục thụ hưởng chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, chính sách được vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình kinh tế, kinh doanh vùng khó khăn.

Hiện nay, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát các kết quả phân định, phát hiện, kiến nghị những nội dung bất hợp lý về thực hiện phân định. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về địa giới hành chính; lồng ghép các chương trình, chính sách dân tộc với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình khác trên địa bàn đảm bảo quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước trên địa bàn miền núi, vùng cao, DTTS, vùng ĐBKK, biên giới… Căn cứ Quyết định số 33 và Quyết định số 861, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu, ban hành các chính sách đặc thù, bố trí nguồn lực phù hợp với mức độ khó khăn để triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn đạt hiệu quả. 

Nguồn: baocaobang.vn

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang