Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG THANH THIẾU NIÊN, HỌC SINH CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC


Hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường các thủ đoạn lôi kéo thanh thiếu niên, học sinh tham gia vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là trên không gian mạng. Vì vậy, cần có những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh, ngăn chặn các thủ đoạn này.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, tác động mạnh mẽ, toàn diện đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng những thách thức, nguy cơ và cả những mặt trái của nó đem lại cũng không nhỏ, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên, học sinh. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, số lượng người sử dụng Internet và mạng xã hội rất lớn, trong đó thanh thiếu niên, học sinh chiếm tỷ lệ đa số.

Thanh thiếu niên, học sinh rất năng động, sáng tạo, nhanh chóng tiếp cận cái mới, tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các em còn hạn chế về kinh nghiệm sống, bồng bột, nóng vội và dễ bị kích động. Lợi dụng những đặc điểm này, các thế lực thù địch, phản động tăng cường lôi kéo các em tham gia vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là trên không gian mạng.

Để giúp cho thanh thiếu niên, học sinh nhận diện được bản chất âm mưu của các thế lực thù địch, tỉnh táo, bản lĩnh, không để chúng lôi kéo, kích động, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành Luật An ninh mạng cho thanh thiếu niên, học sinh. Các tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường cần tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên, học sinh tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nhất là Luật An ninh mạng.

Quán triệt để các em nhận thức được mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng sẽ bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, như: Sử dụng không gian mạng để tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác… Đồng thời, trang bị kỹ năng để các em nhận diện, phát hiện, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng để chống phá Đảng, nhà nước.

Hai là, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật An ninh mạng thu hút đông đảo thanh thiếu niên, học sinh tham gia. Một trong những giải pháp đưa Luật An ninh mạng đến gần thanh thiếu niên, học sinh, đó là các tổ chức, các nhà trường tổ chức các cuộc thi để các em có cơ hội tìm hiểu, vận dụng Luật An ninh mạng vào các tình huống thực tiễn, như thi hái hoa dân chủ, hỏi-đáp về Luật An ninh mạng, trong đó, tập trung vào các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, vai trò, trách nhiệm của các em trên không gian mạng.

Ngoài ra, có thể tổ chức thi thuyết trình về văn hóa sử dụng mạng xã hội; tổ chức thi sân khấu hoá, biểu diễn tiểu phẩm với chủ đề “Thanh thiếu niên, học sinh đấu tranh, ngăn chặn thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước", để các em trình bày những quan điểm, suy nghĩ của mình về mạng xã hội, nêu ra những tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội. Từ đó, các em sẽ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Ba là, sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo để tập hợp, thông tin, tuyên truyền, định hướng cho thanh thiếu niên, học sinh. Khuyến khích thanh thiếu niên, học sinh theo dõi các trang, nhóm mạng xã hội của nhà trường, tổ chức đoàn thanh niên,… để tiếp cận thông tin chính thống kịp thời. Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả tính năng tạo nhóm của mạng xã hội Zalo, tuyên truyền, định hướng nhanh chóng, đảm bảo thông tin đến đối tượng cần tuyên truyền.

Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, tận dụng những lợi thế của nó và có những biện pháp phù hợp sẽ giúp chúng ta ngăn chặn thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Thật vậy, công cuộc dựng nước khó khăn bao nhiêu thì công cuộc giữ nước càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, với niềm tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng ra sức xây dựng Việt Nam ngày càng trở nên giàu đẹp như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước".

Nguồn: Fanpage Cao Bằng hôm nay

  • Chuyên mục Đại đoàn kết các dân tộc và chắp cánh ước mơ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ giản đơn của cậu bé Lục Huy
  • Chắp cánh ước mơ: Ngôi nhà không còn cha mẹ
  • Chắp cánh ước mơ: Ước mơ làm bác sỹ của cậu bé mắc bệnh máu trắng
    Em Hoàng Vần Kiêm là học sinh lớp 9 trường PTDTBT – THCS Hưng Đạo. Em mắc bệnh máu trắng từ nhỏ, là con mồ côi cả Cha lẫn Mẹ, Kiêm ở với ông bà nội, gia đình thuộc hộ nghèo và không đủ chi phí để đưa em đi chữa bệnh
  • Chắp cánh ước mơ : Cô bé nhỏ kiên cường tự lập
    Mồ côi mẹ, bố cụt cả 2 chân không còn khả năng lao động, thu nhập của gia đình phụ thuộc vào tiền trợ cấp tàn tật của bố; 02 người con là e Chi và e Na hiện đang sống với Bác
  • Lòng hiếu thảo của cậu bé với người mẹ mù lòa
  • Câu chuyện về cô học trò nhỏ Nguyễn Vương Hải Yến
1 
Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang